Trà sữa để được bao lâu? Cách bảo quản trà sữa đúng cách
Trong kinh doanh trà sữa, chắc hẳn ai cũng đã từng đau đầu về cách bảo quản trà sữa rồi đúng không? Trong kinh doanh, lợi nhuận là vấn đề ưu tiên hàng đầu quyết định đến thành hay bại của chủ quán. Một yếu tố quyết định nhưng thường bị các chủ quán bỏ qua đó là vấn đề hao hụt nguyên liệu. Nếu bạn không biết cách bảo quản trà sữa thì sẽ gây nên lãng phí không đáng có. Vậy trà sữa để được bao lâu là tốt nhất?
Cùng tìm hiểu nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Trà sữa để ở ngoài được bao lâu?
Trà sữa được làm từ hai phần chính là trà và sữa. Hai thành phần này rất dễ bị biến đổi khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, bạn cần có cách bảo quản đúng để sử dụng được lâu, hạn chế rủi ro thất thoát do hư hỏng.
Theo kinh nghiệm, trà sữa để ngoài thì nên sử dụng trong vòng 6 tiếng sau khi pha là tốt nhất.
Trường hợp bạn bảo quản trà sữa trong tủ lạnh thì nên dùng trong khoảng 2 ngày, đối với trà sữa pha sẵn. Nước cốt trà không nên để lâu. Bạn không nên để trà sữa quá lâu vì các protein, axit amin trong sữa dễ bị biến đổi thành các chất có hại cho sức khỏe.
Vậy giải pháp cho trường hợp này là gì?
Xu hướng kinh doanh trà sữa hiện tại không những cần món nước ngon mà còn phải an toàn cho sức khỏe. Cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro hư hỏng là bạn nên ước lượng được quán cần bao nhiêu trà sữa bán cho khách trong một ngày. Từ đó, bạn bạn lên kế hoạch pha sẵn trà sữa và bảo quản trong tủ lạnh, chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
Với những quán lớn, bạn có thể cho trà sữa vào từng chai nhỏ, chú thích ngày pha, loại trà để nhân viên dễ sử dụng.
Lưu ý: Bạn không nên pha trà sữa một lần rồi dùng cho một tuần. Trà sữa để quá lâu sẽ không ngon và không tốt cho sức khỏe. Hãy đặt mình ở vị trí là khách hàng để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Hướng dẫn: Cách làm hồng trà sữa
Cách bảo quản nước cốt trà
Đã có rất nhiều bạn thắc mắc: “Trà hôm nay uống sao nhạt quá, không giống hôm qua“. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn gặp phải khi kinh doanh trà sữa. Vậy vấn đề là do đâu?
Nói về cách thức pha trà làm trà sữa thì có hai cách phổ biến nhất:
- Cách 1: Bỏ trà vô nồi đun, sau đó ủ vài phút rồi lấy ra (Cách các quán trà sữa nhỏ hay dùng)
- Cách 2: Pha trà theo từng mẻ, kiểm soát nhiệt độ, thời gian kỹ lưỡng (cách các chuỗi, quán trà sữa lớn hay dùng)
Ở cách đầu tiên, do bạn nấu trà trên bếp nên sẽ không kiểm soát được nhiệt độ. Với các dòng trà Oolong, trà xanh thì chỉ cần pha trà với nhiệt độ cao sẽ làm chất tanin tiết ra mạnh. Khi uống, bạn sẽ thấy vị đắng chát rất đậm.
Do đó, nhiều bạn đã chọn cách số 2 để pha trà sữa bán cho quán. Cách này có ưu điểm là bạn biết được nhiệt độ nước là bao nhiêu, thông qua nhiệt kế và thời gian ủ chính xác cho từng loại trà. Vì vậy, hương vị trà được chuẩn hơn, ngon hơn.
Mẹo bảo quản nước cốt trà
Hương vị trà bị biến đổi là do bạn bảo quản sai cách. Hãy thử hai cách sau nhé:
- Cho nước cốt trà vào hũ thủy tinh tối màu. Nước cốt trà bị đục là do bạn bảo quản trong hũ thủy tinh trong suốt, ánh sáng đèn sẽ xuyên qua làm tanin bị kết tủa. Do đó, bạn sẽ thấy vị trà khác đi vào ngày hôm sau.
- Bảo quản nước cốt trà bằng bình trà nóng, bảo toàn được hương vị trà khoảng 4 tiếng sau khi pha. Nếu bạn để trà qua đêm, hương trà sẽ không còn, chỉ còn vị trà.
Cách pha trà Cold Brew – bảo quản nước cốt trà để được lâu
Trong năm 2019, cách pha trà lạnh được nhiều cửa hàng lớn ứng dụng. Ưu điểm của phương pháp pha trà Cold Brew là giảm vị chát đắng của trà, tăng hương trà và vị ngọt.
Cách pha trà Cold Brew này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh lên đến 1 tuần, nước cốt trà không bị đục. Do đó, Cold Brew giúp hạn chế tối đa tình trạng nước cốt trà hư hỏng.
- Đọc ngay: Pha trà lạnh (Cold Brew) – Xu hướng pha chế trà sữa hiện đại
Cách bảo quản trà khô cả năm không bị giảm chất lượng
Đặc tính của trà khô là rất dễ hút mùi, hút ẩm dễ bị oxi hóa. Vì vậy, bạn tuyệt đối không để trà ở gần nơi rửa ly, máy pha cà phê, nơi nấu nước sôi, khu vực bếp.
Một điều cần phải lưu ý nữa đó là nên vặn chặt nắp hoặc cột chặt túi trà khi không sử dụng hết. Một số loại trà oxi hóa không hoàn toàn như trà Oolong, trà xanh sẽ dễ bị oxi hóa tiếp thành trà đen khi tiếp xúc với không khí.
Mẹo bảo quản trà không lo suy giảm chất lượng
Bảo quản trong hũ thủy tinh kín, tối màu để ánh sáng không vào được bên trong. Đặt hũ cách mặt đất, cách ly với các nguyên liệu khác trong quán. Khuyến khích thêm túi hút ẩm bên trong hũ.
Lời kết
Trà sữa để được bao lâu còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác như sữa bạn dùng là loại sữa gì, bảo quản lạnh ở bao nhiêu độ,..Tuy nhiên, bạn hãy đặt mình vào vai khách hàng. Bạn mong muốn mang đến cho khách hàng ly trà sữa thơm ngon nhất, an toàn cho sức khỏe thì sẽ có cách làm phù hợp cho riêng mình.
Với những chia sẻ về cách bảo quản nước cốt trà, bảo quản trà ở trên, bạn sẽ có thêm kiến thức để quản trị chất lượng đồ uống được tốt hơn. Nếu bạn cần tìm nguồn trà mộc dành cho pha chế thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin ở dưới bài viết.
Chúc bạn kinh doanh thành công!
Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao
Hotline: 0901 332 558
Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.
Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Hotline chi nhánh: 0779585586
Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che
No Comments