Trà làm trà sữa gồm những loại gì? Cách phân biệt như thế nào? – Kiến thức không thể thiếu cho những ai kinh doanh trà sữa
Sẽ ra sao nếu bạn kinh doanh trà sữa nhưng không am hiểu về trà, không hiểu về hương vị của trà để phối hợp các nguyên liệu thích hợp? Trà ngon chính là mấu chốt tạo nên hương vị đặc trưng của ly trà sữa. Hiểu về trà, bạn sẽ dễ dàng pha chế các món nước dựa trên đặc điểm hương vị của từng loại. Vậy trà pha trà sữa gồm những loại gì? Cách phân biệt các loại trà pha trà sữa như thế nào?
Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Đầu tiên, bạn phải hiểu về khách hàng
Trước khi mở quán kinh doanh trà sữa, bạn phải xác định được khách hàng là ai, khẩu vị họ như thế nào để chọn nguyên liệu pha chế phù hợp. Dưới đây là bảng khảo sát từ những khách hàng của Viager trong quá trình kinh doanh:
Đối tượng | Sở thích |
Học sinh, sinh viên | Đối tượng này thường thích trà sữa có vị ngọt, béo, không quan trọng vị trà. |
Người đi làm | Người trẻ: thích vị trà vừa phải, không quá béo, ngọt vừa. Người già: thích vị trà đậm, ít béo, ít đường |
Hiện nay, trà tẩm hương, trà vụn đang được bày bán rất nhiều. Đặc điểm trà tẩm đó là rất thơm nhưng chỉ ủ được 1 lần nước cốt trà. Nhiều chủ quán thích giá rẻ hay sử dụng loại trà này nhưng đằng sau đó là nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng.
Vì vậy, các chủ quán nên tìm hiểu qua về các loại trà pha trà sữa để có kiến thức về trà trước khi bắt đầu kinh doanh trà sữa.
Các loại trà pha trà sữa phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều loại trà sữa như trà sữa truyền thống, trà sữa Ô Long, trà sữa trân châu… Cách để nhận biết các loại trà sữa phụ thuộc nhiều vào loại trà được sử dụng.
Có ba loại trà dược dùng nhiều nhất trong pha chế trà sữa đó là: trà Ô Long, trà xanh và trà đen.
1.Trà Ô Long
Trà Ô Long là một loại trà truyền thống của Đài Loan. Trà Ô Long được sản xuất thông qua một quy trình độc đáo như phơi lá trà cho héo dưới ánh nắng mặt trời và quá trình oxi hóa mạnh mẽ trước khi sấy.
Trà Ô Long không được lên men hoàn toàn như các loại trà khác mà chỉ được bán lên men tự nhiên, thường từ 8% đến 80%.
Từ xa xưa, trà Ô Long được biết đến là loại trà được sản xuất dành cho vua chúa, được tiến cống vào cung.
Vì sao lại có tên gọi là trà Ô Long?
Tên gọi Ô Long bắt nguồn từ hình dáng của trà sau khi chế biến xong. Trà sau khi chế biến có màu đen và có hình giống con rồng.
Nhưng có một khuyết điểm là trà Ô Long dễ bị dập nát, vỡ vụn trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, người ta đã vo tròn lá trà thành những viên tròn như hiện nay, hạn chế tối đa trà bị dập nát trong quá trình vận chuyển.
Hương vị của trà Ô Long khác nhau rất nhiều giữa các chủng loại biến thể. Trà Ô Long có thể có vị ngọt của trái cây, có mùi hương của mật ong, hoặc có mùi hương gỗ hay hương thơm của hoa rừng.
Khi uống trà, hương vị trà đậm đà, hậu vị kéo dài, có thể pha được nhiều lần nước. Chất lượng của trà Ô Long phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:
- Khí hậu: vùng trồng trà Ô Long ngon nhất ở Lâm Đồng trồng ở độ cao từ 800-1600m so với mặt nước biển, kỹ thuật canh tác cao.
- Kỹ thuật canh tác: cây trà được chăm sóc nghiêm ngặt từ chọn giống, trồng, phân bón, nước …. đến khâu hái trà. Đặc biệt, trà được bón bằng phân vi sinh thay cho phân hóa học.
- Kỹ thuật chế biến: sau khi thu hoạch, búp trà phải trải qua hơn 48 tiếng liên tục trong nhà máy, trải qua nhiều công đoạn mới cho ra mẻ trà Ô Long chất lượng tốt nhất.
Trà Ô Long pha trà sữa gồm những loại nào?
Hiện nay, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nhà cung cấp trà pha trà sữa khác nhau. Tùy vào khách hàng của quán, bạn sẽ chọn loại trà Ô Long mạnh về hương hay mạnh về vị.
Trà Ô Long được rang (roasted) sẽ cho ra vị trà đậm hơn, hương trà thơm. Đây là cách chế biến ở hầu hết các loại trà pha chế Đài Loan.
Trà Ô Long chế biến theo phương pháp này thích hợp cho những quán trà sữa cao cấp, chuỗi cửa hàng đồ uống, khách hàng là những người đi làm, yêu cầu cao về hương trà và vị trà.
Do vị trà đậm nên khi pha trà sữa, vị trà sẽ không bị vị sữa át đi. Bạn tiết kiệm được nước cốt trà hơn so với các loại Ô Long thông thường.
Trà Ô Long chế biến theo phương pháp Ô Long xanh
Các loại trà Ô Long pha chế hiện nay được chế biến theo phương pháp Ô Long xanh có đặc điểm là mùi tươi của lá vẫn còn giữ nguyên. Trà khô sẽ có hương trà tươi thơm ngát. Viên trà có màu xanh hơn so với Ô Long rang.
Về hương vị, trà Ô Long xanh sẽ có vị nhạt hơn, hương trà cũng nhạt hơn. Đây là cách chế biến chủ yếu các sản phẩm trà pha chế tại Việt Nam hiện nay.
Trà thích hợp pha chế các loại trà trái cây, trà cam vàng…Bạn có thể áp dụng loại trà này cho khách hàng là học sinh, sinh viên.
2.Trà Đen
Trà đen hay chè đen là một loại trà. Thông thường, trà đen có vị mạnh mẽ hơn so với các loại trà khác như trà xanh, trà Ô Long.
Trong trà đen chứa nhiều caffeine hơn nhờ quá trình ủ và cho lên men sau khi phơi khô. Khi trà bị oxi hóa thì các enzim có trong lá trà sẽ bị tối màu đi tạo nên màu đen cho trà.
Qúa trình oxi hóa làm biến đổi các chất Polyphenol trong trà, tạo ra chất Theaflavin. Chất Theaflavin chính là nguyên nhân làm cho hương vị của trà đen mạnh hơn các loại trà khác.
Trà đen có phải là hồng trà hay không?
Ở các nước phương Tây, trà đen được dùng như một loại thức uống hằng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, chống viêm và nhiễm khuẩn.
Trà đen pha trà sữa gồm những loại nào?
Tại Việt Nam, trà đen là loại trà được dùng nhiều nhất trong pha chế trà sữa. Trà đen gồm hai loại chính đó là trà đen rang theo kiểu trà Đài Loan và trà đen không rang, được oxi hóa 100%.
Trà sau khi được oxi hóa 100% thì sẽ thêm giai đoạn rang (roasted) để tăng thêm hương vị cho trà. Đa phần các loại trà Đài Loan đều rang để vị và hương trà đậm hơn.
Trà cho ra màu nước đậm, phù hợp để pha chế các loại trà sữa. Trà đen rang thích hợp với khẩu vị của người đi làm, yêu cầu cao về hương trà và vị trà.
Trà được oxi hóa 100%, đây là cách chế biến phổ biến nhất. Trà có vị chát nhẹ, vị đậm, hậu ngọt, thơm. So với trà đen rang thì trà có vị nhạt hơn, màu nước nhạt hơn khi pha cùng tỉ lệ.
Mỗi loại trà đều có những đặc điểm riêng về hương vị. Do đó, tùy vào khác hàng mà bạn sử dụng nguyên liệu pha trà sữa thích hợp.
3.Trà xanh
Hầu hết các loại trà ở Việt Nam đều thuộc nhóm trà xanh, đặc trưng là trà xanh móc câu, trà đinh thái nguyên, trà xanh cổ thụ….
Nếu trà đen là loại trà có hàm lượng oxi hóa cao nhất thì trà xanh lại không áp dụng quá trình oxi hóa.
Vì sao gọi là trà xanh?
Trà xanh được làm bằng 4 bước: hái búp, làm héo, vò và sấy. Để trà không bị oxi hóa thì ngay từ khi búp trà được hái xuống, người ta làm rất nhanh công đoạn làm héo và ngăn chặn quá trình oxi hóa bằng cách xào hoặc hấp trà.
Vì vậy, màu xanh của lá trà được giữ nguyên. Trà xanh cho nước màu xanh hoặc vàng, vị chát mạnh nhưng không gắt.
Trà xanh pha trà sữa gồm những loại nào?
Trà xanh được dùng nhiều trong pha chế các loại trà trái cây, trà cam vàng… Trà xanh dùng trong pha chế có 2 loại chính đó là trà xanh không ướp hoa và trà xanh ướp hoa.
Trà xanh không ướp hoa tiêu biểu là trà xanh móc câu, có thành phần là 100% lá trà, cánh trà nhỏ, được vò kỹ, mức oxi hóa từ 5-10%.
Trà cho ra nước màu vàng xanh đậm, thoảng hương cốm non nhẹ nhàng. Vị trà đậm, ngọt, ít chát, hậu ngọt. Trà được dùng nhiều trong pha chế trà trái cây.
Trà xanh ướp hoa tiêu biểu dùng trong pha chế đó là trà lài. Trà được ướp hoa lài tươi thơm ngát theo tỉ lệ thích hợp. Sau đó, hoa lài sẽ được loại bỏ, còn rất ít hoa lài trắng còn sót lại.
Trà có màu xanh đen, xen lẫn một ít hoa lài trắng, lá trà to. Trà cho ra nước màu vàng xanh đậm, hương hoa thơm nhẹ nhàng. Vị trà đậm, ngọt, ít chát, hậu ngọt.
Cách phân biệt các loại trà để pha trà sữa
Trà làm trà sữa có rất nhiều loại, mỗi loại trà có một hương vị riêng phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới.
Dựa vào hình dáng và màu sắc:
Cách dễ nhất để phân biệt đó là dựa vào hình dáng của lá trà:
-Trà Ô Long: lá trà được vo lại thành viên tròn đặc trưng.
-Trà đen: quá trình oxi hóa làm trà đen có màu tối.
-Trà xanh: trà xanh không trải qua quá trình oxi hóa nên màu xanh của lá trà được giữ nguyên
Dựa vào hương vị:
Cách này tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người.
-Trà Ô Long có hương thơm, vị ngọt thanh, chát nhẹ ở đầu lưỡi và hậu ngọt.
-Trà đen có vị đậm, hương trà ngọt, hậu ngọt sâu.
-Trà xanh cũng có vị chát nhẹ, hương cốm ngào ngạt, hậu ngọt về sau.
Dựa vào màu nước trà:
-Trà Ô Long cho ra nước có màu vàng đậm.
-Trà đen cho ra nước có màu hồng, đỏ nâu.
-Trà xanh cho ra nước trà có màu xanh vàng, nhạt hơn màu nước trà Ô Long.
Mua trà làm trà sữa ở đâu?
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp trà pha trà sữa khác nhau. Chất lượng là điều mà khách hàng luôn hướng tới. Viager cung cấp dòng sản phẩm trà Handpicked Tea với mong muốn mang đến loại trà mộc chất lượng cao đến khách hàng. Hương vị đều được kiểm tra kỹ trước khi đến tay người tiêu dùng.
Thế mạnh của Viager Premium Tea đó là có hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất trà pha chế xuất khẩu thị trường Đài Loan. Chúng tôi hiểu rõ về trà và biết chủ quán cần gì ở dòng trà pha chế này.
Để mua trà làm trà sữa, tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ qua số:
Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao
Hotline: 0901 332 558
Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.
Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Hotline chi nhánh: 0779585586
Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che
Kết
Hy vọng với những chia sẽ từ bài viết này sẽ giúp nhiều bạn chuẩn bị kinh doanh nước uống chọn loại trà làm trà sữa phù hợp. Hãy comment bên dưới nếu có bất kỳ câu hỏi gì liên quan về trà, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.
No Comments