Góc nhìn chuyên gia về sản xuất trà ở Việt Nam – lịch sử và phát triển
Khi bạn hỏi mọi người trà đến từ đâu thì không nhiều người nghĩ ngay đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê gần đây nhất của UN FAO (Tổ Chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc), Việt Nam là nước sản xuất trà lớn thứ 6 và xuất khẩu trà lớn thứ 5 trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, sản xuất trà ở Việt Nam đi theo hướng bất lợi cho ngành trà. Trà chất lượng thấp tràn lang dần lấn át các loại trà chất lượng cao. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất trà đang chuyển hướng sang các loại trà cao cấp với mong muốn thay đổi nhận thức của người dùng.
Lịch sử phát triển cây trà
Có nhiều điều ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Hai nước cùng chung đường biên giới dài 1400 Km. Trong gần 1000 năm bị đô hộ, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều về tôn giáo, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa. Dĩ nhiên, văn hóa trà cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc là quê hương của cây trà. Cây trà hoang dã được tìm thấy ở nhiều quốc gia trong khu vực. Trên thực tế, đa phần cây trà hoang dã là di tích canh tác trong quá khứ chứ không phải là thực vật hoang dã.
Ở Việt Nam, những vùng trà hoang dã được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang. Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Hầu hết các cây trà hoang dã mọc ở môi trường rừng hỗn hợp do các dân tộc thiểu số quản lý như H’Mong, Dao. Lối sống du mục, tập quán canh tác của người đồng bào giúp diện tích trồng trà tăng nhanh.
Hạt giống trà là một trong những vật phẩm mà gia đình sẽ mang theo khi di cư, tạo điều kiện cho trồng trọt và giới thiệu cây trà đến những địa điểm mới. Một câu chuyện kể rằng, thời Pháp chiếm đóng Việt Nam, trà là một phương tiện được chấp nhận để trả thuế theo yêu cầu của chính quyền thực dân. Và điều này đã thúc đẩy việc trồng trà phát triển mạnh hơn.
Lúc đầu, các gia đình tự chế biến trà. Khi trà trở nên phổ biến hơn, lá trà sau khi thu hoạch sẽ được được bán cho các thương lái. Sau đó, thương lái sẽ bán cho nhà máy chế biến trà.
Hiện nay, số lượng nhà máy chế biến trà ngày càng tăng. Lá trà được chế biến cơ bản từ Việt Nam là nguồn nguyên liệu hấp dẫn và rẻ tiền cho các nhà máy sản xuất trà ở Trung Quốc và Đài Loan.
Các nhà máy sản xuất trà Phổ Nhĩ ở Vân Nam sẽ thu mua trà được chế biến cơ bản từ Việt Nam. Đây là nguồn nguyên liệu chất lượng nhưng rẻ tiền cho sản xuất trà Phổ Nhĩ.
Loại trà hoang dã ở Việt Nam phổ biến nhất là trà Shan Tuyết. Tên trà trong tiếng anh là “Snow Mountain”. Trong đó, Snow dùng để chỉ những sợi lông trắng mịn nổi bật trên chồi non của búp trà.
Trà Shan có hương vị rất khác với các loại trà công nghiệp hiện nay. Sự khác biệt đến từ giống trà, sinh trưởng chậm trên những ngọn núi phủ đầy sương mù, không phun hóa chất…
Chế biến trà
Mặc dù trong một vài văn bản lịch sử của Việt Nam có đề cập đến một số vùng trồng trà ở thế kỷ thứ 18. Nhưng chính quyền không có nỗ lực phát triển một ngành công nghiệp trà nội địa đúng như tiềm năng vốn có.
Đến khi Pháp xâm lược thì xuất hiện những vườn trà đầu tiền ở Phú Thọ, Quảng Nam vào năm 1890. Vào đầu thế kỷ 20, các trung tâm nghiên cứu đã được thành lập tại Phú Thọ, PleiKu, Bảo Lộc. Mục tiêu của những trung tâm nghiên cứu là phát triển các giống trà lai phù hợp với các vùng khác nhau của Việt Nam.
Trà được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Thị trường trà phát triển, giá trà tươi tăng dẫn đến nhiều người nông dân sử dụng hóa chất bừa bãi để tăng năng suất, ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành trà Việt Nam nói chung và những người sản xuất trà chất lượng cao nói riêng.
Vùng trà nổi tiếng nhất của Việt Nam là Thái Nguyên. Trà Xanh là loại trà đặc trưng của Thái Nguyên với hương vị mạnh mẽ và hậu ngọt sâu.
Loại Trà Xanh chất lượng nhất của Thái Nguyên có thể sánh ngang với trà Long Tỉnh. Trên thực tế, một vài nông dân trong vùng đã thay thế giống trà truyền thống của Việt Nam bằng giống trà Long Tỉnh cho năng suất cao hơn.
Trà Ô Long phát triển bùng nổ
Trong 20 năm qua, trà Việt Nam phát triển mạnh với sự ra đời của trà Ô Long. Lâm Đồng là nơi có diện tích trồng trà Ô Long lớn nhất cả nước, tiêu biểu là Bảo Lộc và Đà Lạt. Một số nơi khác cũng phát triển trà Ô Long như cao nguyên Mộc Châu ở phía bắc tỉnh Sơn La.
Nhiều doanh nghiệp chế biến trà mọc lên là liên doanh của công ty Việt Nam và Đài Loan, cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ thuật chế biến, trang thiết bị. Trà Ô Long sau khi được chế biến sẽ được xuất sang Đài Loan.
Các giống chính ở Việt Nam được dùng làm trà Ô Long bao gồm:
- Giống trà Thanh Tâm
- Giống trà Thúy Ngọc
- Giống trà Tứ Quý
- Giống trà Kim Tuyên
- Giống trà Thiết Quan Âm
Kết
Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trà. Nếu ngành trà phát triển theo hướng đẩy mạnh chất lượng thì điều đó là rất tốt. Nhưng đáng lo ngại là sự chạy đua về số lượng sẽ gây áp lực lên những người trồng trà truyền thống.
Trà Việt Nam còn rất ít được biết đến. Trà được xuất khẩu chủ yếu là trà đen và trà xanh với giá rẻ cho thị trường Nga, Băng La Đét và Trung Đông. Những sản phẩm trà Ô Long chất lượng cao được xuất sang Đài Loan, chỉ một số lượng nhỏ được bán ở thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng với các loại trà cổ thụ hoang dã mang hương vị độc đáo rất đáng để bạn trải nghiệm.
Bài viết tham khảo từ American Specialty Tea Alliance
Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao
Hotline: 0901 332 558
Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.
Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Hotline chi nhánh: 0779585586
Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che
Trường
18 August, 2019 2:56 pmBài viết rất hay và bổ ích, kiến thức mới, mình chưa được đọc trước đây!