Viager ra đời với sứ mệnh tạo nên một xu hướng trong lĩnh vực thực phẩm mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến đó là “Sống một cuộc sống thật tự nhiên”.

Niềm đam mê về Trà, nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng kết hợp với mong muốn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới là động lực thúc đẩy Viager có mặt trên thị trường.

 

Blog

Teashop.vn / Có thể bạn chưa biết  / Lục trà là gì? Cách pha Lục Trà trong pha chế và thưởng thức

Lục trà là gì? Cách pha Lục Trà trong pha chế và thưởng thức

Lục trà không phải là một cái tên quá xa lạ với bất kỳ cửa hàng thức uống nào. Những món nước làm từ lục trà như trà chanh, trà trái cây, lục trà sữa… mang trong mình hương vị tươi mát, thoang thoảng hương thơm của lá trà tươi. Lục trà mang trong mình nhiều điều thú vị cần bạn khám phá. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến lục trà là gì, nguồn gốc lục trà, cách chế biến,…và rất nhiều khía cạnh khác nhau về lục trà sẽ được tiết lộ chi tiết trong bài viết này.

Ai nên đọc bài viết này:

  • Những người yêu trà, đang tìm hiểu về trà
  • Những chủ quán trà sữa, cà phê đang dùng lục trà trong công viêc kinh doanh của mình.
  • Những người quan tâm đến lợi ích của lục trà với sức khỏe.

Vậy cùng Viager Tea bước vào nội dung đầu tiên.

Lục trà là gì?

Lục trà có tên tiếng Anh là Green Tea. Tại Việt Nam, lục trà còn được gọi là trà xanh hay chè xanh. Cái tên trà xanh được nhiều người biết đến nhất gắn liền với thương hiệu Trà Xanh Thái Nguyên trứ danh từ bao đời nay.

Khác với trà đen được oxi hóa 100%, lục trà chưa trải quá trình oxi hóa hoặc được oxi hóa rất ít (từ 0 – 8%). Do đó, nước trà pha ra có màu xanh, mang hương thơm của lúa non (đối với trà hấp) hoặc mang hương cốm non, hương gạo rang (đối với trà xào).

lục-trà-là-gì

Lục Trà hay Trà Xanh được sơ chế để trà có hương vị gần giống với lá trà tươi nhất

Giống trà làm lục trà (trà xanh)

Nhiều người dùng trà sẽ rất ngạc nhiên, khi biết rằng trà xanh và trà đen đều có nguồn gốc từ cây thuộc họ trà Camellia Sinensis. Từ đó, họ dùng giống trà Camellia Sinensis áp dụng vào quy trình trồng trọt và sản xuất. Tùy thuộc vào phương pháp chế biến trà, sẽ cho ra những loại trà khác nhau.

Có 2 loại giống cây trà Camellia sinensis được trồng và dùng chủ yếu trong sản xuất.

 Camellia Sinensis Sinensis

Đây là một giống trà có lá nhỏ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được sử dụng để làm trà xanh và trà trắng. Nó phát triển như một loại cây bụi mọc ở vùng nắng với khí hậu khô và mát, khả năng chịu lạnh cao và phát triển mạnh ở vùng núi.

Camellia Sinensis Assamica

Đây là giống trà có lá lớn, được phát hiện ở quận Assam của Ấn Độ. Giống này thường được sử dụng để sản xuất các loại trà đen, hồng trà. Chúng phát triển mạnh ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt và sinh sôi nảy nở rất nhanh trong các khu rừng cận nhiệt đới.

Hàng trăm giống trà và cây lai đã phát triển từ giống cây Camellia Sinensis theo thời gian. Nhưng về mặt kỹ thuật, cây Camellia Sinensis nào cũng có thể dùng để sản xuất trà xanh, trà đen và một số loại trà khác.

hồng-trà-và-lục-trà-khác-nhau-như-thế-nào

Giống làm lục trà và hồng trà

Nguồn gốc lục trà (trà xanh)

Lục trà có nguồn gốc từ đâu?

Có rất nhiều loại trà xanh khác nhau, chúng được trồng và sản xuất trên khắp thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan, Bangladesh, New Zealand, Hawaii và thậm chí Nam Carolina là các nước sản xuất trà xanh nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, trà xanh được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhắc đến tận ngày nay. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được coi là nguồn gốc ban đầu của giống  cây họ trà Camellia sinensis .

Trên thực tế, 260 trong số hơn 380 loại trà trên thế giới được tìm thấy ở Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Còn ở Nhật Bản, trà xanh được sử dụng phổ biến vào khoảng năm 1190, khi các vị Phật tử học tập tại các tu viện và đền thờ Phật giáo ở Trung Quốc, sau đó trở về Nhật Bản với giống cây Camellia sinensis.

Các vị Phật tử này, sử dụng kinh nghiệm trồng và uống trà ở Trung Quốc đã truyền lại cho cộng đồng của mình. Cuối cùng là truyền bá phong tục uống trà trên khắp đất nước Nhật Bản.

Cho đến ngày nay, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia sản xuất và xuất khẩu trà xanh hàng đầu thế giới.

Cách chế biến lục trà (trà xanh)

Trà sau khi hái sẽ được làm héo nhanh. Tiếp theo là mang đi xao trên chảo lửa hoặc hấp, mục đích làm lá trà bị nóng để ngăn quá trình oxy hóa xảy ra mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng cũng như màu sắc của trà.

cách-làm-trà-xanh

Công đoạn xào diệt men trong chế biến trà xanh

Sau đó, trà sẽ được mang đi vò để chất trà tiết ra, sấy khô.

Tóm tắt cách làm lục trà (trà xanh)

Quy trình chế biến lục trà:

Làm héo   Hấp / Xao trà trên chảo  Vò trà   Sấy khô lần 1 (110 ° C / 70 ° C)  Cuộn trà tạo hình Sấy lần cuối  (120 ° C / 80 ° C).

Ở Nhật Bản, người ta dùng phương pháp chế hấp lá trà thay vì xao trà trên chảo. Nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa trước khi lá bị cuộn lại. Quá trình này giúp trà giữ được màu sắc cũng như hương vị.

Lưu ý : Trà xanh vẫn bị oxy hóa, nhưng chỉ bị oxy hóa một phần nhỏ trong quá trình sản xuất, và bị oxy hóa ít hơn trà đen và trà Oolong.

Cách pha lục trà (trà xanh) dùng trong pha chế và thưởng thức

Hồng trà có nhiệt độ pha cao hơn lục trà. Vì hồng trà có mức độ oxi hóa cao hơn nên cần nước ở nhiệt độ cao mới chiết xuất hết các chất bên trong hồng trà. Ngược lại, lục trà mang nhiều phẩm chất của lá trà xanh nên nhiệt độ cao sẽ phá vỡ chất trà bên trong nó.

Trong pha chế trà sữa, trà trái cây

Lục trà dùng cho trà sữa, trà trái cây là loại trà có chất lượng thấp hơn các dòng trà cao cấp. Yêu cầu về hương và vị của nước cốt trà cũng cần đậm hơn và thơm hơn nên cách pha sẽ khác nhau.

Công thức pha lục trà (trà xanh):

  • Tỉ lệ pha: 1:30 (10gr trà cho 300ml nước)
  • Nhiệt độ nước: 75 -80 độ C
  • Thời gian ủ: 10 phút
  • Dụng cụ cần có: Bình ủ trà nóng, nhiệt kế, bộ lọc trà

Lưu ý: Tuyệt đối không nên nấu trà xanh vì cách này không kiểm soát được nhiệt đó nước, dễ làm trà có vị chát mạnh, đắng.

Trong pha trà thưởng thức

Các loại trà thưởng thức có chất lượng cao như trà nõn, trà đinh, trà móc câu,…có cách pha khách với trà dùng cho pha chế trà sữa, trà trái cây.

Cách pha:

  • Lượng trà: 5 gram trà cho ấm 2 người uống
  • Nhiệt độ nước: 60 – 70 độ C (để trà ngọt hơn, ít chát hơn)
  • Thời gian hãm trà: 60 giây cho nước đầu và 30 – 40 giây cho nước hai
  • Dụng cụ cần có: Ấm trà, ly,  tống, đồ múc trà, nhiệt kế.

Hồng trà và lục trà khác nhau như thế nào?

Hồng trà và lục trà được dùng nhiều trong pha chế và thưởng thức. Hai loại này phân biệt dựa trên 5 yếu tố:

Yếu tốHồng tràLục trà
Cách chế biếnHồng trà được lên men (oxi hóa) hoàn toàn, biến đổi thành phần các chất bên trong lá trà tươiLục trà được diệt men, giữ được những thành phần của lá trà tươi
Hương vịHồng trà có rất nhiều hương vị khác nhau như mùi ngọt của trái cây khô ở các loại hồng trà Đài Loan, mùi chocola đặc trưng của vùng trà Assam ở Ấn ĐộLục trà mang hương cốm non, hương gạo rang
Màu sắcTrà khô có màu nâu đen, nước trà màu nâu đỏTrà khô có màu xanh sẫm, nước trà màu vàng xanh
Nhiệt độ nước phaHồng trà cần nhiệt độ cao khoảng 95 – 100 độ C để chất trà chiết xuất được tốt nhấtLục trà pha ở nhiệt độ từ 75 – 80 độ C, nhiệt độ cao sẽ làm trà có vị chát mạnh hoặc đắng
Thời gian ủ tràHồng trà được ủ khoảng 15 phút khi pha chế, 1 – 2 phút khi uống trà thưởng thứcLục trà được ủ khoảng 10 phút khi pha chế và 40 – 50 giây khi uống trà thưởng thức
phân-biệt-hồng-trà-và-lục-trà

Cách phân biệt hồng trà và lục trà

Uống lục trà (trà xanh) có tác dụng gì?

Những lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe là không thể bàn cãi. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của trà xanh trong việc hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư, hạn chế các vấn đề về tim mạch.

Việc uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn:

  • Giảm nguy cơm mắc bệnh ung thư: Trà xanh chứa chất EGCG ( Epigallocatechin–3–gallate), là một chất chống oxi hóa mạnh, có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Huyết áp cao và lượng cholesterol cao là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch. Chất Flavonoid trong trà xanh giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Chất catechin trong trà xanh mức độ gây hại của các protein beta – amyloid lên tế bào não, yếu tố chủ yếu gây nên chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer.
  • Hỗ trợ giảm cân: Chất EGCG trong trà xanh thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, giúp đốt chạy lượng mỡ thừa của cơ thể.
  • Ổn định đường huyết: Polyphenols trong trà xanh có tác dụng ổn định và duy trì đường huyết ở mức nhất định, cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiệu đường type 2.

Lưu ý: Trà xanh không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

các loại trà xanh nổi tiếng trên thế giới

Nếu bạn đã thưởng thức rất nhiều loại trà xanh khác nhau, bạn sẽ cảm nhận được mỗi loại trà xanh đều có hương vị khác nhau, mặc dù đều được trồng từ một loại giống cây Camellia sinensis.

Khác nhau ở đây, không chỉ thụ thuộc vào phương pháp chế biến mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. Ví dụ, trà sẽ được hái vào thời gian nào trong năm? Được hái những búp lá như thế nào? Cây được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ hay vô cơ?…

Trà xanh từ Trung Quốc và Nhật Bản có hương vị khác nhau dựa trên vùng trồng và cách trồng. Cách chế biến trên chảo lửa ở Trung Quốc và cách hấp trà ở Nhật Bản tạo nên sự khác biệt trong hương vị của trà xanh.

Phương pháp chế biến và một số loại trà xanh ở Trung Quốc

Phương pháp chế biến trà xanh của Trung Quốc đặc trưng bởi việc vò trà trong chảo nóng trên bếp than, sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong lá trà.

Do đó, phương pháp này ngăn chặn được quá trình oxy hóa và giữ trà có màu xanh tự nhiên. Bên cạnh đó, làm bay hơi một phần nước trong lá giúp trà trở nên mềm dịu, thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Hương vị trà có thể được thay đổi, tùy thuộc vào số lượng trà trên chảo và nhiệt độ lửa. Đặc biệt, trà xanh Trung Quốc được chế biến thường có màu xanh lá cây, hoặc xanh đậm và có hương cốm, mùi rang.

Một số loại trà xanh nổi tiếng của Trung Quốc

Trà Dragonwell: Vẻ ngoài mịn màng, hình thanh kiếm và có hương nướng thơm lừng mang đến cho loại trà này hương vị khác biệt.

Trà Gunpowder : Được làm héo, sau đó được xao trên chảo, dùng tay thủ công cuộn trà thành viên, và sau đó sấy khô.

các-loại-trà-xanh-tại-trung-quốc

Hai loại trà xanh nổi tiếng của Trung Quốc

 Phương pháp chế biến và một số loại trà xanh ở Nhật Bản 

Phương pháp chế biến trà xanh Nhật Bản đặc trưng bởi hấp, lá trà được xử lý nhanh bằng hơi nước nóng trong vài giờ sau khi hái. Mục đích để ngăn chặn quá trình oxy hóa và làm nổi bật màu xanh đậm của lá trà. Quá trình hấp trà cũng tạo ra một hương vị độc đáo và đặc trưng.

Một số loại trà xanh phổ biến của Nhật Bản

Trà Sencha: Loại trà sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản và được sử dụng phổ biến nhất tại xứ sở mặt trời mọc. Trà được dùng thường xuyên trong các hộ gia đình và nhà hàng… Lá trà được hấp nhẹ để ngăn chặn quá trình oxi hóa búp trà giúp trà có vị tươi ngon và ngọt hơn.

Trà Hojicha: Là dùng Sencha rang ở nhiệt độ cao để sản xuất trà Hojicha, một loại trà có hương vị hạt dẻ rang. Việc áp dụng nhiệt độ cao đã làm giảm hàm lượng caffeine trong trà.

Trà Gyokoro: Trà được chăm sóc kĩ lưỡng trong hệ thống nhà kính để đảm bảo về chất lượng. Trà Gyokoro được coi là loại trà quý nhất của Nhật Bản. Phương pháp chế biến trà Gyokoro tương tự như trà Sencha.

Trà Matcha: Lá trà được nghiền thành bột thay vì cuộn, tạo hình. Trà Matcha được sử dụng nhiều trong các nghi lễ trà đạo của Nhật Bản.

trà-xanh-nổi-tiếng-tại-nhật-bản

4 loại trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản

hàm lượng caffeien trong trà xanh

Trà xanh thường được biết là có hàm lượng caffeine trên mỗi cốc thấp hơn trà đen và thấp hơn nhiều so với cà phê. Hàm lượng caffeine trung bình trong 210ml nước trà xanh từ 30 – 70mg. Trong khi đó, hàm lượng caffeine trong 210ml nước cà phê là 65 – 175mg.

Tuy nhiên, hàm lượng caffeine cụ thể trên mỗi tách trà xanh rất khó xác định vì nó sẽ phụ thuộc vào loại trà xanh cũng như cách chế biến và cách pha.

Ngoài caffeine, trong trà còn có lượng nhỏ theobromine và theophyllin giúp thư giãn cơ. Acid amin L-Theanine có tác dụng tạo cảm giác thư giãn cho hệ thần kinh trung ương. Trong cà phê không có chứa các chất này.

Muốn mua lục trà ngon tại HCM ở đâu?

Bạn là người thích uống trà hoặc muốn mua lục trà để pha chế trà sữa, trà trái cây, muốn được giải đáp các thắc mắc liên quan đến trà thì hãy ghé ngay Showroom của chúng tôi để thử qua loại nhiều loại trà ngon đến từ khắp vùng miền trên cả nước.

Lục trà dành cho quán trà sữa, quán cà phê thì chúng tôi có Lục Trà Lài. Trà nổi bật với hương hoa lài tự nhiên, hương tươi mát của lá trà tươi là sự lựa chọn hoàn hảo cho món trà trà cây.

  • Địa chỉ Showroom: 31/28 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TpHCM

Kết

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại trà ngon và cách pha giúp giữ trọn được hương vị của trà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thử mẫu trà miễn phí và nhận tư vấn về cách pha, cách setup quán ấn tượng với khách hàng.

Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao

Hotline: 0901 332 558

Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.

Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Hotline chi nhánh: 0779585586

Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che 

No Comments

Post a Comment