Viager ra đời với sứ mệnh tạo nên một xu hướng trong lĩnh vực thực phẩm mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến đó là “Sống một cuộc sống thật tự nhiên”.

Niềm đam mê về Trà, nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng kết hợp với mong muốn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới là động lực thúc đẩy Viager có mặt trên thị trường.

 

Blog

Teashop.vn / Kinh doanh đồ uống  / KINH DOANH TRÀ SỮA – HIỂU ĐỂ THÀNH CÔNG
Kinh doanh trà sữa-Hiểu để thành công

KINH DOANH TRÀ SỮA – HIỂU ĐỂ THÀNH CÔNG

Ngày nay không khó để tìm thấy nhiều doanh nhân thành đạt từ việc kinh doanh trà sữa. Tuy nhiên, cũng không ít những trường hợp thua lỗ và thất bại nặng nề. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều lỗ hổng bắt nguồn từ kế hoạch kinh doanh trà sữa ban đầu.

Hiểu rõ bạn là ai, tính cách thương hiệu bạn mong muốn xây dựng và một số yếu tố quan trọng khác là điều cần thiết để gặt hái thành công trong thị trường ngành đang cạnh tranh khốc liệt.

1. XÁC LẬP 8 BƯỚC CỤ THỂ TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH TRÀ SỮA HOÀN HẢO8 bước cụ thể trong kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn hảo 

Sai lầm của nhiều người khi nghĩ: “Giỏi làm bánh và nghĩ rằng mình có thể mở hiệu bánh!”. Tương tự như kinh doanh trà sữa, để thành công không chỉ với việc yêu thích pha chế hoặc đơn giản là thích uống trà sữa mà còn là sự hỗ trợ, tương hợp của nhiều yếu tố. Một kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn hảo sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực và biến hiện thực thành công.

1.1. XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Xác định chân dung khách hàng tiềm năng là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Nếu bỏ qua giai đoạn này, rất có thể bạn sẽ khốn khổ để tìm nút thắt cho những vấn đề trong tương lai. Giữa thời đại cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu trà sữa ở mọi phân khúc.

Hiểu rõ về khách hàng giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và chiếm trọn cảm tình của họ dành cho thương hiệu. Ngoài ra, việc làm này giúp bạn giảm thiểu thời gian để chọn lựa cách tiếp cận khách hàng phù hợp.

Khi ý tưởng kinh doanh trà sữa hình thành trong đầu, bạn cần xác định rõ mình muốn nhắm đến đối tượng nào. Từ đó bắt tay vào nghiên cứu tính cách, sở thích, hành vi của họ. Liệt kê càng chi tiết sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công khi mở quán trà sữa.

1.2. TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NGÀNH Kinh doanh trà sữa - Hiểu để thành công

Thị trường kinh doanh trà sữa là món bánh béo mỡ khiến nhiều người muốn giành phần. Kéo theo đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra thường xuyên. Tìm hiểu thị trường ngành là việc làm cực kỳ cần thiết. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành, kịp thời nắm bắt thông tin để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trà sữa phù hợp.

Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền trà sữa, hướng đi cho người “ngại” làm thương hiệu

1.3. XÁC ĐỊNH PHONG CÁCH QUÁN BẠN MUỐN XÂY DỰNG – CONCEPT

Xác định phong cách khi mở quán trà sữa khá quan trọng, là kim chỉ nam cho các hoạt động sau này cũng như cách bạn trang trí quán, lên thực đơn, chọn đồng phục… Phong cách và thiết kế là điểm đầu tiên khiến khách hàng ấn tượng và chọn lựa quán trà sữa của bạn. Khi đã đi vào tìm hiểu khách hàng của bạn là ai, bạn sẽ phải kết nối và tổng hợp nhóm người này lại tìm xem người ta thích gì, ấn tượng với điều gì để xây dựng phong cách quán phù hợp.

Xây dựng phong cách quán trà sữa giúp ghi điểm và ăn sâu trong trí nhớ của họ nếu bạn tiếp cận đúng khách hàng. Ngoài ra, khi có được style quán trà sữa nhất định dễ dàng cho bạn phát triển chuỗi hệ thống trà sữa và đỡ tiêu hao chi phí quảng cáo.

Tham khảo: 5 Cách trang trí quán trà sữa nhỏ

1.4. XÁC ĐỊNH VỐN KINH DOANH ĐỂ MỞ QUÁN TRÀ SỮA

Kinh doanh trà sữa cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi gây hoang mang và lo lắng cho nhiều bạn trẻ khi bước vào kinh doanh thị trường béo bở này. Vấn đề này sẽ không là nỗi lo nếu bạn hiểu đầy đủ về nó. Trước hết, hãy xem lại phần kế hoạch ban đầu mà bạn đã dành thời gian chuẩn bị bên trên. Bên cạnh đó là liệt kê tất cả những chi phí sẽ phát sinh khi mở quán. Sau đó ngồi xuống và tính toán chính xác số tiền bạn có thể bỏ ra cho việc kinh doanh trà sữa.

Mở quán trà sữa càng đơn giản, càng ít tiêu hao nguồn vốn. Tuy nhiên, nếu bạn cần nhiều hơn số tiền mình đang có. Bạn có thể nghĩ đến việc vay mượn của gia đình, bạn bè hoặc kêu gọi góp vốn để cùng kinh doanh. Với bất kỳ sự lựa chọn nào bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ về khả năng chi trả của bản thân khi quán đã đi vào hoạt động.

Để xác định được số vốn cần thiết, bạn phải có một bảng kế hoạch tài chính cụ thể. Lưu ý các hạn mục như sau:

  • Định phí – các khoản chi phí cố định phải trả hàng tháng, đây là những khoản không ảnh hưởng bởi doanh thu. Không phát sinh doanh thu nhưng vẫn phải trả các khoản này, ví dụ như: tiền mặt bằng, tiền điện, nước, mạng, lương…
  • Biến phí – là các khoản chi phí bỏ ra để đem về doanh thu, doanh thu tăng thì biến phí sẽ tăng. Ví dụ: nguyên vật liệu, ly nhựa, ống hút, muỗng nhựa… Nếu là ly thuỷ tinh, muỗng inox sẽ đưa vào chi phí đầu tư ban đầu
  • Từ hai loại chi phí này, bạn có thể tìm ra được điểm hoà vốn của quán – số lượng ly trung bình bán 1 ngày hoặc 1 tháng để trả được các khoản chi phí.
  • Chi phí đầu tư ban đầu: chi phí ban đầu để xây dựng, thi công, thiết kế quán, nội thất quán, mua máy móc dụng…
  • Dòng tiền cần thiết để vận hành: thông thường, quán mới hoạt động 3 – 6 tháng có thể chưa sinh ra lợi nhuận hoặc chưa đạt điểm hoàn vốn, vì vậy bạn phải có tiền mặt để chi các khoản này để quán tiếp tục hoạt động. Một concept hay ý tưởng hay thành công hay không phải vượt qua giai đoạn đầu khó khăn.
  • Thời gian hoàn vốn: là thời gian thu lại toàn bộ vốn đã bỏ ra ban đầu. Được tính bằng lợi nhuận tích luỹ hàng tháng. Có nghĩa, hàng tháng khi vượt qua điểm hoà vốn, quán đã bắt đầu sinh lợi nhuận trên doanh thu, nhưng về mặt đầu tư kinh doanh, doanh thu để đạt được hoàn vốn phải cao hơn nhiều so doanh thu hoà vốn. Thời gian hoàn vốn phụ thuộc vào các yếu tố sau: mức đầu tư cao thấp của quán, doanh thu tối đa của quán/ngày, thời gian sử dụng của nội thất, máy móc…
  • Chi phí Marketing: Đây là chi phí bạn sẽ quyết định đưa vào biến phí hay định phí. Kinh doanh trà sữa, cà phê ngày nay khốc liệt hơn ở điểm này, quán ngày càng nhiều ở khắp mọi nơi, cửa hàng nào cũng áp dụng marketing online. Hãy lên kế hoạch để thu hút khách nhiều hơn nữa (Xem ở mục tiếp theo)
    KE HOACH TAI CHINH KINH DOANH TRÀ SUA

    BẢNG TÍNH ĐIỂM HOÀ VỐN

Xem thêm: Chi Phí Mở Quán Trà Sữa Bao Nhiêu?

1.5. TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

Đừng nghĩ rằng một mình bạn sẽ lo chu toàn hết tất cả mọi thứ khi kinh doanh quán trà sữa. Ngoại trừ mô hình kinh doanh bạn chọn ở mức siêu nhỏ. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nên được diễn ra trước khi khai trương quán. Điều này giúp bạn và đội ngũ đồng hành có sự chuẩn bị về kiến thức cũng như tinh thần thật tốt.

Tùy thuộc vào phương pháp quản trị, quản lý nhân viên của từng cá thể để vận hành quán trà sữa trơn tru nhất. Tuy vậy, bạn vẫn nên xây dựng cho nhân viên của mình ý thức “Khách hàng là người trả lương cho mình”. Để từ đó có được những cư xử đúng đắn, thu hút và giữ chân khách.

1.6. NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM VÀ LÊN MENU CHO QUÁNNGHIÊN CỨU SẢN PHẨM VÀ LÊN MENU CHO QUÁN

Tương tự như bất kỳ sản phẩm nào trước khi ra mắt công chúng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Kinh doanh trà sữa cũng vậy, bạn cần thực hiện các món nước trước khi lên menu. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhiều người để cho ra món nước chất lượng.

Trong thời gian kinh doanh, bạn vẫn có thể thay đổi các món trên menu để hợp lý hóa chi phí và lợi nhuận. Tuy vậy, có một sự chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo sẽ giúp bạn không phải lăn tăn nhiều khi bắt đầu kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành bại khi mở quán trà sữa. Chẳng ai đến mãi một quán nước vì chúng được trang hoàng lộng lẫy nhưng có đồ uống tệ. Nguyên liệu pha chế là cánh tay đắc lực của người chủ quán trong suốt giai đoạn kinh doanh. Nguyên liệu pha chế ngon, chất lượng giúp thương hiệu giữ chân khách hàng.

Tham khảo Trà Pha chế chất lượng tại: https://teashop.vn/tra-pha-che

1.7. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING DÀI HẠN

Đã qua rồi thời kì “Hữu xạ tự nhiên hương”. Xã hội Việt Nam và trên thế giới nói chung bước vào thời đại bùng nổ công nghệ hiện đại. Chúng phục vụ nhu cầu kinh doanh một cách dễ dàng. Tạo ra luồng sóng cạnh tranh vô cùng lớn với mọi ngành nghề.

Một quán trà sữa đẹp, thức uống thơm ngon vẫn chưa đủ để thu hút khách hàng. Đối với những quán mới, điều quan trọng nhất cần làm là giúp khách hàng nhận biết thương hiệu. Chính những ấn tượng bạn đã xây dựng bên trên kèm với kế hoạch marketing phù hợp. Sẽ giúp khách hàng tìm đến và giúp bạn có nguồn thu đáng kinh ngạc.

Lập kế hoạch Marketing cần có những hành động cụ thể và mang tính dài hạn. Trước, trong và sau khi khai trương quán. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể lôi kéo một lượng lớn khách hàng mang đến doanh thu dài hạn. Chúng tôi sẽ có một bài viết hướng dẫn cụ thể cách lập kế hoạch marketing dài hạn. Giúp chủ kinh doanh trà sữa trong thời gian gần nhất.

1.8 QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỂ KINH DOANH TRÀ SỮA THÀNH CÔNG

QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỂ KINH DOANH TRÀ SỮA THÀNH CÔNG

Tồn tại nhiều người khi kinh doanh trà sữa hấp dẫn này mang theo tâm thế bi quan hết mức. Họ nhìn đâu cũng thấy thất bại và viễn cảnh phá sản. Trái ngược nhóm người này, xã hội lại xuất hiện một phần không nhỏ. Các bạn mang tư duy lạc quan hết cỡ vào câu chuyện kinh doanh.

Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông! Câu nói này chỉ xảy ra khi bạn đã có sẵn cho mình một kế hoạch quản trị rủi ro. Bạn có thể liệt kê những rủi ro sẽ đến với bạn và thương hiệu khi bắt đầu kinh doanh. Ví dụ: nhân viên nghỉ việc đột xuất, quán không có lợi nhuận trong vòng 1 tháng. Hoặc nguyên liệu pha chế hư hỏng, chủ nhà đòi lấy lại mặt bằng…

Tổng kết lại, quản trị rủi ro có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tất cả kế hoạch trên. Khi vượt qua ngưỡng cho phép đã đặt ra, bạn cần có hành động cụ thể để “cắt” rủi ro. Quản trị được những yếu tố trên sẽ giúp bạn không bị chìm sâu vào khủng hoảng.

Có vô số những rủi ro khác nhau khi kinh doanh trà sữa. Vì thế, liệt kê chi tiết những rủi ro có thể xảy đến và có kế hoạch đối phó. Là việc quan trọng bạn nên làm để duy trì và phát triển quán một cách lớn mạnh.

2. KẾT

Bài chia sẻ này hi vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích. Dành riêng cho những ai có ý định tham gia thị trường đồ uống. Một kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn hảo sẽ tăng tối đa tỉ lệ thành công cho chủ quán.

Vui lòng xem comment bên dưới để tải file exel kế hoạch tài chính cơ bản cho quán cà phê.

Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao

Hotline: 0901 332 558

Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.

Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Hotline chi nhánh: 0779585586

Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che 

1 Comment

Post a Comment