Viager ra đời với sứ mệnh tạo nên một xu hướng trong lĩnh vực thực phẩm mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến đó là “Sống một cuộc sống thật tự nhiên”.

Niềm đam mê về Trà, nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng kết hợp với mong muốn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới là động lực thúc đẩy Viager có mặt trên thị trường.

 

Blog

Teashop.vn / Danh mục  / PHÂN BIỆT CHẤT LƯỢNG TRÀ
phân biệt các loại trà

PHÂN BIỆT CHẤT LƯỢNG TRÀ

Nguyên liệu dùng để sản xuất trà là các đọt (búp) trà tươi hái từ nhiều giống chè khác nhau. Cùng một loại nguyên liệu trà tươi có thể chế biến ra nhiêu loại sản phẩm khác nhau như trà xanh, trà oolong, trà đỏ, trà đen, trà trắng…. nhưng muốn có chất lượng cao, độc đáo phải căn cứ vào đặc tính công nghệ và cơ học của giống trà, thời vụ và tiêu chuẩn thu hái búp trà. Bài viết này sẽ giúp bạn chi tiết cách phân biệt các loại trà và giá thành phù hợp với chất lượng

1. Tiêu chuẩn thu hái búp là yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng trà.

Phẩm chất của trà phụ thuộc vào thành phần hóa học trong búp trà như: chất hòa tan, catechin, cafein, đường… Những chất có lợi cho phẩm chất trà thường tập trung chủ yếu vào bộ phận non của búp trà. Vì vậy, hái búp càng non, phẩm chất càng tốt.

Phân loại trà trong thu hái:

Nguyên liệu tươiChất lượng
1 TômTốt nhất
1 Tôm 1 láThứ hai
1 Tôm 2 láThứ ba
1 Tôm 3 láThứ tư
Trà cành (bao gồm búp trà, nhiều lá giá, lá to)Bình dân, pha chế

 

Từ 1 tôm đến 1 tôm 3 lá dành cho chế biến trà chẩt lượng cao, như trà Oolong, trà Shan tuyết cổ thụ….

"<yoastmark

Còn các loại trà sản xuất công nghiệp cho trà hoà tan, trà pha chế, trà túi lọc dạng vụn thường sử dụng chất lượng thấp hơn, trà cành, trà buồm…. do giá thành rẻ đáp ứng được nhu cầu đa số người dùng.

Ngoài tiêu chuẩn hái, phương pháp canh tác và mức độ chăm sóc cây cũng sẽ quyết định đến giá thành và chất lượng trà tươi

***Lưu ý: Giá trà 1 chồi 3 lá có giá tương đối cao, tham khảo sản phẩm Trà Oolong (Dòng trà oolong canh tác theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu Đài Loan)

“Với giá cả phải chăng, sử dụng trà 1 tôm 2 lá” đây là điều mà các nhà cung cấp thường nói không rõ hoặc không đúng sự thật về chính sản phẩm của mình.

Lý do vì sao trà 1 tôm 2 lá trở lên ít được dùng trong pha chế:

  • Giá thành nguyên liệu rất cao
  • Hao hụt trong sản xuất cao, khối lượng búp trà nhẹ.
  • Sản lượng không đáp ứng cho kênh pha chế ngày càng phát triển.
  • Phải hái theo mùa mới có năng suất cho đợt hái kế tiếp

Vì vậy, dựa vào cách phân loại này, người tiêu dùng có thể biết giá trị thực của sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn

san-xuat-tra-cong-nghiep

Hình ảnh sản xuất trà công nghiệp, dùng trà cành tại Việt Nam

2. Các phương pháp chế biến để cho ra loại trà đặc biệt.

Có nhiều phương pháp chế biến trà đặc biệt với thời gian sản xuất dài hơn hoặc phương pháp chế biến, biến thể chế biến riêng cho mỗi giống trà riêng biệt sẽ làm cho giá trị thành phẩm của trà cao hơn.

Điển hình như Thiết Quan Âm, Đông Phương Mĩ Nhân, Long Tĩnh, Oolong Gaba, Trà Đại Hồng Bào…

Phân biệt chất lượng trà

Phân biệt chất lượng trà

Đây là bài viết chuyên sâu sẽ được đề cập ở bài khác, trên đây là các loại trà quen thuộc đọc giả được nghe, nhìn thấy hoặc đã thưởng thức, sẽ có rất nhiều loại trà ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan chưa được liệt kê ở đây…

3. Phân biệt qua các phân lớp sàng của trà trong sản xuất để đánh giá chất lượng.

Đối với sản xuất, việc phân loại sàng sẽ giúp em loại bỏ được các mảnh vụn, bụi trà, giúp cho trà đồng đều hơn, nâng cao giá trị và chất lượng ổn định.

Tuỳ thuộc vào nguyên liệu tươi sẽ quyết định số lượng phân lớp sàng. Các phân lớp sàng phổ biến: kích thước, sàng trọng lượng, sàn quạt, sàn ma sát…

Điển hình trong sản xuất trà đen công nghiệp tại Việt Nam, nguyên liệu là trà cành, đặc điểm, vừa có búp trà non và nhiều lá già, lá tương đối lớn, nên việc phân lớp sàn có kích thước lớn có thể không cho loại trà tốt nhất.

Chi tiếp về các phân lớp sàn vui lòng xem tại đây

4. Kĩ thuật chế biến sau thành phẩm.

Về bản chất, trà thành phẩm, đều có thể sử dụng được. Trà sẽ có gía trị hơn, ngon hơn, độc đáo hơn, mỗi nhà sản xuất đều có các phương pháp riêng. Sau đây là một số phương pháp chế biến chung:

RANG

Rang là giai đoạn chế biến sau thành phẩm. Trà được rang trên chảo, lòng rang. Trà tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của bề mặt rang làm hơi nước bên trong trà thoát ra nhanh hơn.

Rang sẽ giúp hương trà nguyên bản bị biến đổi và vị trà được đẩy lên. Vị chát của trà giảm, hàm lượng caffeine trong trà cũng giảm theo. Do đó, các loại trà rang bạn sẽ không phải lo lắng nước cốt trà có vị chát mạnh khi ủ quá lâu.

Một ưu điểm nổi bật của trà rang đó là có hương smoky, hay còn gọi là hương khói, vô cùng dễ chịu. Với những bạn muốn tìm một loại trà có hương vị độc đáo nhưng vẫn đảm bảo về hương và vị thì nên thử qua loại trà rang này.

SẤY ĐỊNH HƯƠNG

Phương pháp sấy khô để làm giảm độ ẩm của trà, trà được làm khô bằng không khí nóng trong lò sấy mà không tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao. Lò sấy được thiết kế kín, khi gặp nóng, hương trà ẩn sâu bên trong thoát ra sau đó di chuyển đối lưu trong lò. Bản chất của trà là khô, khi tiếp xúc với bất kì hương nào sẽ hút mùi hương đó. Nhờ vậy, mà hương trà càng được bộc lộ rõ rệt. Tính chất này cũng được lý giải cho hương smoky của phương pháp rang.

Một số loại trà của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan họ dùng phương pháp sấy khô để bảo toàn được sự tươi ngon của lá trà tươi sau khi hái như trà Sencha, trà Long Tĩnh, Oolong Trắng…

Sau khi sấy định hương, hương trà sẽ được đẩy lên cao nhất, cố định hương để giúp việc cảm nhận rõ nét hơn. Cũng chính nhờ đổ ẩm trong trà giảm đi, trà sẽ chiết xuất tốt hơn, vị đậm và dày hơn, bảo quản được lâu hơn.

Tại Việt Nam, trà sấy còn chưa được phổ biến do giới hạn về nguyên liệu và kỹ thuật chế biến. Thường áp dụng trong sản xuất trà oolong xuất khẩu.

ƯỚP HOA TƯƠI

Như đã viết ở trên, trà khô có xu hướng hút mùi hương từ bên ngoài. Vì vậy việc kết hợp với các loại hoa có mùi hương dễ chịu thường được rất ưa chuộng.

Trà khô ở nhiệt độ thích hợp được trộn với hoa tươi, sau một thời gian hoa đã hết hương, thông thường các loại hoa sẽ được nhặt ra hết, chỉ nhưng loại nào sau khi pha nước, loại không có vị đắng nhẫn mới được giữ lại như hoa mộc, hoa bưởi…

Tiếp theo, trà sẽ được đem đi sấy với nhiệt độ thích hợp để không làm mất hương hoa.

Để cho hoa có mùi thơm hơn, trà lại được ướp với hoa có phẩm chất tốt lần cuối, hoa tươi được nhặt hết, mà không cần sấy trà lại.

Mỗi loại hoa sẽ có một cách ướp cụ thể riêng.

Đọc ngay: Cách phân biệt trà lài ướp hoa và trà lài tẩm hương liệu

Phân biệt trà tẩm và trà mộc

Cách phân biệt trà tẩm và trà mộc chất lượng tốt

Tóm lại, để đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn, giá cả phù hợp. Cần phải xét nhiều yếu tố nói trên. Không chỉ dành riêng cho trà cao cấp, mà còn dành cho pha chế. Bên cạnh đó, người mua còn phải nhận được thông tin thật từ phía nhà cung cấp để phân biệt. Hi vọng, bài biết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức trong quá trình kinh doanh.

5. LỜI KẾT CHO VẤN ĐỀ SO SÁNH CHẤT LƯỢNG TRÀ

Thị trường trà Việt đang trong tình trạng phức tạp về giá và chất lượng. Trà tẩm hương thì được nhiều nhà cung cấp giới thiệu là trà mộc, trà 1 tôm 2, 3 lá nhan nhãn trên thị trường. Hầu hết người dùng chưa phân biệt được chất lượng

Khái niệm trà mộc là gì và lợi ích khi dùng trà mộc trong pha chế vẫn chưa được nhiều người biết đến. Từ đầu 2019, các chủ quán đã dần thay đổi thói quen dùng trà tẩm sang các loại trà mộc để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và xem đó là lợi thế cạnh tranh riêng so với các chuỗi/quán khác.

Nếu bạn đang có nhu cầu về trà mộc thì hãy liên hệ ngay với Viager để được trải nghiệm hương vị trà nguyên bản nhé!

 

Lá Trà Ngon – Nhà cung cấp trà mộc chất lượng cao

Hotline: 0901 332 558

Tea House: 13B Đường số 12, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.

Chi Nhánh Miền Bắc – Miền Trung: 139 Đặng Huy Trứ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Hotline chi nhánh: 0779585586

Tham khảo các loại trà mộc cho pha chế: https://teashop.vn/tra-pha-che 

1 Comment

Post a Comment